BÀI TẬP CÁC LOẠI DAO DỘNG

CÁC LOẠI DAO DỘNGNgoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia.

Sau khi xem bài giảng lý thuyết học sinh làm các bài tập sau đây:

Câu 1: Một con lắc đồng hồ được coi như một con lắc đơn có chu kì dao động 2 (s); vật nặng có khối lượng 1 (kg), tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 (m/s2). Biên độ góc dao động lúc đầu là 50. Nếu có một lực cản không đổi 0,0213 (N) thì nó chỉ dao động được một thời gian bao nhiêu?

. A. 34,2 s.                               B. 38,9 s.                                    C. 20 s.                                     D. 25,6 s.

Câu 2: Một con lắc đơn gồm dây mảnh dài l có gắn vật nặng nhỏ khối lượng m. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một góc 0,1 (rad) rồi thả cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong quá trình dao động con lắc chịu tác dụng của lực cản có độ lớn FC không đổi và luôn ngược chiều chuyển động của con lắc. Tìm độ giảm biên độ góc  của con lắc sau mỗi chu kì dao động. Con lắc thực hiện số dao động N bằng bao nhiêu thì dừng? Cho biết

(Làm tiếp)

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 400 g dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,1; lấy g = 10 m/s2. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng O dọc theo trục của lò xo để nó dãn một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Tính tốc độ của vật khi nó đi qua O lần thứ nhất tính từ lúc buông vật.

A. 95 (cm/s).                              B. 139 (cm/s).                          C. 152 (cm/s).                   D. 145 (cm/s).

Câu 4: Con lắc lò xo nằm ngang có
hệ số ma sát trượt bằng hệ số ma sát nghỉ và bằng 0,1. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 12 cm rồi buông nhẹ. Cho g = 10 m/s2. Tìm quãng đường tổng cộng vật đi được kể từ lúc bắt đầu dao động cho đến khi dừng hẳn.
A.
72 cm.                                B. 144 cm.                                       C. 7,2 cm.                        D. 14,4 cm.

(Làm tiếp)

Câu 5: Một con lắc lò xo có độ cứng 200 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 g dao động trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,02, lấy g = 10 m/s2. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng dọc theo trục của lò xo để nó dãn một đoạn 10,5 cm rồi thả nhẹ. Khi vật dừng lại lò xo.

A. bị nén 0,2 mm.          B. bị dãn 0,2 mm.                     C. bị nén 1 mm.                        D. bị dãn 1 mm.

  • Hy vọng bài giảng sẽ giúp các em nắm vững được các kiến thức cơ bản của các loại dao động. Các em có thắc mắc gì hãy để lại comment ở Fanpage – You tube hay Website của trường. Cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các em.
  • Chúc các em học tốt và đạt được nhiều kết cả cao trong những kỳ thi sắp tới nhé!
  • Thông tin đăng ký nhập học trường Ngọc Viễn Đông
“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN