BÀI TẬP PHÉP LẶP

PHÉP LẶP. Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi TS10. 

BÀI TẬP:

Bài tập 1. Đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ dùng để liên kết?

BÔNG HỒNG CÀI ÁO

Câu chuyện kể về một bà lão, chồng vừa mất. Bà dọn đến ở cùng hai vợ chồng người con và đứa cháu yêu quí.
Năm tháng đã bào mòn sức khoẻ của bà, đôi mắt kèm nhèm, tay lại run rẩy. Bà thường làm tung toé thức ăn trên bàn. Hai vợ chồng người con đã không giấu được vẻ khó chịu. Họ làm một cái bàn nhỏ và đề nghị bà dùng bữa tại đó.Từ đó bà lão chỉ biết ngồi ăn một mình và nhìn những người khác trong nước mắt.

(Theo Songdep.xitrum.net – Sống đẹp tập II, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.53)

Bài tập 2. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau:

a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…

(Nguyên Hồng)

Bài tập 3. Chỉ ra phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu

“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm?

(Đọc tiếp)

Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!”

– Phạm Lữ Ân-

 

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN