BÀI TẬP AXIT – BAZƠ – MUỐI

AXIT – BAZƠ – MUỐI . Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em.

Sau khi xem bài giảng lý thuyết học sinh làm những bài tập sau đây:

BÀI TẬP:

Câu 1: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2                                 B. HClO3                       C. C2H5OH                           D. Ba(OH)2

Câu 2: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?

A. HCl trong benzen                                            B. Ca(OH)2 trong nước

C. CH3COONa trong nước                                  D. H2S trong nước.

Câu 3: Cô cạn dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; x mol Cl; y mol SO42- thì thu được 23,7 gam muối khan. Giá trị x, y lần lượt là:

A. 0,2 và 0,1                   B. 0,1 và 0,15             C. 0,05 và 0,175                D. 0,3 và 0,05

Câu 4: Cho các muối sau: NaHSO4 ;NaHCO3 ;Na2HPO3. Muối axit trong số đó là:

A. NaHSO4, NaHCO3.      B.Na2HPO3.              C. NaHSO4.                       D.cả 3 muối.

Câu 5: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, CH3COO-.                                                 B. H+, CH3COO-, H2
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.                    D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Câu 6: Cho rất từ từ 100 ml dung dịch HCl x mol/l vào 100 ml dung dịch Na2CO3   y mol/l thu được1,12 lít CO2 (đktc). Nếu làm ngược lại thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Giá trị x, y lần lượt là:

A. 1,5M và 2M.                B. 1M và 2M.                  C. 2M và 1,5M.                   D. 1,5M và 1,5M.

Câu 7: Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Thêm từ từ  m gam dung dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là:

A. 87,6.                          B. 175,2.                              C. 39,4.                                 D. 197,1.

Câu 8: Hãy sắp xếp các axit trên theo thứ tự tăng dần tính axit:

A. CH3COOH < H2PO4< H3PO4.                               B. H2PO4< H3PO4 < CH3COO
C. H2PO4< CH3COOH < H3PO4.                               D. H3PO4 < CH3COOH < H2PO4-.

Câu 9: Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ aM, khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,08 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M thì thấy có 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a là:

A. 0,5M.                        B. 0,75M.                         C. 0,8M.                            D. 1M.

Câu 10: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

A. V = 22,4(a–b).            B. v = 11,2(a–b).               C. V = 11,2(a+b).              D. V = 22,4(a+b).

Thông tin đăng ký nhập học trường Ngọc Viễn Đông
“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN