BÀI TẬP DAO ĐỘNG CƠ DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi THPTQG.
- Xem video bài giảng lý thuyết CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.
TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN:
Câu 1: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian:
- biên độ và gia tốc.
- li độ và gia tốc.
- biên độ và năng lượng.
- biên độ và tốc độ.
Câu 2: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định, nằm ngang dọc theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10 m/s2. Tốc độ lớn nhất của vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động.
Câu 3: Một chất điểm dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Tìm chu kì của dao động.
Câu 4: Khi nói về dao động cưỡng bức phát biểu nào sau đây đúng:
- dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
- biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
- dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
(đọc tiếp)
Câu 5: Chọn câu sai:
- tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
- ngoại lực tác dụng lên quả lắc đồng hồ là trọng lực của nó.
- quả lắc đồng hồ dao động với tần số bằng tần số riêng của nó.
- tần số của dao động tự do là tần số riêng của nó.
Câu 6: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m =100 g, lò xo có độ cứng k dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn. Khi tần số của ngoại lực là f1 = 3 Hz thì biên độ ổn định của con lắc là A1. Khi tần số của ngoại lực là f2 = 7 Hz thì biên độ ổn định của con lắc là A2=A1. Lấy π2 = 10. Tính độ cứng của lò xo?
-
Lực cản môi trường càng lớn thì biên độ dao động cưỡng bức càng bé.
-
Biên độ ngoại lực càng lớn thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.
-
Độ chênh lệch tần số dao động riêng với tần số ngoại lực càng lớn thì biên độ dao động càng bé.
-
Khi tần số của ngoại lực bằng với tần số dao động riêng thì biên độ dao động cưỡng bức là bé nhất.
(đọc tiếp)
Câu 8: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng của vật nặng bằng m = 200 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt phẳng là μ = 0,1. Tính thời gian chuyển động của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần đầu tiên.
-
Biên độ của dao động riêng phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.
-
Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong một chu kì.
-
Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
-
Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.
(đọc tiếp)
Câu 10: Một chiếc xe chuyển động đều trên một đoạn đường mà cứ 20 m trên đường lại có một rảnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên lò xo giảm xóc là 2 s. Chiếc xe bị xóc mạnh nhất khi tốc độ của xe là bao nhiêu?
Câu 11: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trong môi tường có lực cản. Tác dụng vào con lắc một ngoại lực cưỡng bức, tuần hoàn , tần số góc ω thay đổi được. Khi thay đổi tần số đến giá trị ω1 và 3ω1 thì biên độ dao động của hai con lắc đều bằng A1. Khi tần số góc bằng 2ω1 thì biên độ dao động của con lắc là A2. So sánh A1 và A2?
Câu 12: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là 10%. Tính độ giảm tương đối của thế năng?
Cô hy vọng rằng với hệ thống kiến thức lý thuyết về và bài tập trên đây. Các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Vật Lí 12. Là cơ sở giúp các em tự tin bước vào kỳ thi THPTQG một cách thành công.