BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ. Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em trong chương trình Ngữ sinh học 12 và giúp các em tự tin bước vào kỳ thi THPTQG sắp tới.
Sau khi xem xong video bài giảng lý thuyết học sinh vận dụng làm những bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
- Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
- Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường
- Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
- Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống
Câu 2. Khi nguồn sống đầy đủ, môi trường thuận lợi thì số lượng cá thể tăng lên thường thuộc về
- nhóm tuổi trước sinh sản.
- nhóm tuổi đang sinh sản.
- nhóm tuổi sau sinh sản.
- nhóm tuổi đang và sau sinh sản.
Câu 3. Khi đánh bắt được nhiều con non thì nên:
- Tiếp tực, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
- Dừng ngay, nếu không sẽ bị cạn kiệt.
- Hạn chế, vì quần thể sẽ bị suy thoái.
- Tăng cường đánh, vì quần thể đang ổn định.
Câu 4. Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
- Tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
- Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
- Diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng
- Các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thế
Câu 5. Tại sao mật độ cá thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể ?
- Mật độ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng của nguồn thức ăn
- Mật độ ảnh hưởng đến mức độ lan truyền của bệnh tật
- Mật độ có ảnh hưởng đến xác suất gặp nhau giữa các cá thể đực và cái trong màu sinh sản
- Cả 3 câu A, B, C đều đúng
Câu 6 (2012): Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
- Độ đa dạng về loài.
- Mật độ cá thể.
- Tỉ lệ giới tính.
- Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Câu 7 (2009): Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
- Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
- Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
- Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường
Câu 8 (2011): Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:
- Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.
- Sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.
- Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.
- Trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Câu 9 (2009): Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
- Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
- Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
- Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
- Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu
Câu 10 (2012): Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
- Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
- Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
Câu 11 (2012): Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
- Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
- Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
- Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 12 (2012): Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
- Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
- Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
- Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
- Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 13 (2012): Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
- Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
- Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
- Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
Câu 14 (B-2011): Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau: Quan sát 4 tháp tuổi trên có thể biết được
- Quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
- Quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái).
- Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái).
- Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
Câu 15 (2012): Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
- Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
- Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.
- Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
- Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
- Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”