BÀI TẬP PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT THUYẾT MINH

CÁC EM HÃY BẤM VÀO LINK BÀI GIẢNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT THUYẾT MINH ĐỂ THEO DÕI BÀI GIẢNG VÀ LÀM CÁC BÀI TẬP BÊN DƯỚI. 

Bài tập 1: Thi xôi nấu cơm

“Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi ).
(đọc tiếp)
Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi.
Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý. Miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
(đọc tiếp)
Khó khăn với các cô là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt.
Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt. Cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy. Để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả. Còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.”
  • Câu hỏi: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra phương thức ấy?

 Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

(1) Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng hơi tròn, trông mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.
Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang,v.v) bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
(đọc tiếp)
(2) Người Việt Nam chúng mình đã chẳng còn xa lạ gì với những sợi bún trắng tinh, thoang thoảng hương thơm rồi. Dù là miền Bắc, miền Nam hay miền Trung, ở nơi đâu sợi bún cũng tạo nên những món ăn độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền.
Nhưng ở xứ Huế, người ta càng ưa chuộng bún hơn bởi cái tính “kiểu Huế” của nó. Kiểu Huế là nghèo mà vẫn sang, là sự thanh tao, cầu kỳ, tỉ mỉ từ hương đến sắc. Khiến cho người thưởng thức không chỉ cảm nhận được cái ngon của món ăn mà còn cảm nhận được cái hồn của người chế biến.
(đọc tiếp)
Tô bún bò Huế trông có vẻ đạm bạc nhưng lại rất thanh lịch với nước bún trong, để lộ những sợi bún trắng nằm xếp lớp, vài lát ớt màu đỏ nổi bật trên nền xanh pha trắng của rau hành, quyện với những vàng sao của tinh dầu nhưng vẫn không che được miếng giò heo trắng ngả vàng với lớp da mỏng, ôm khoanh thịt nạc và miếng xương tròn ở giữa.
Nhìn bát bún cứ ngỡ như bông hoa có nhụy vàng, ẩn trong tấm rèm màu nâu đỏ, với những đường vân màu vàng nhạt của những lát thịt bò bắp.
(đọc tiếp)
Lấy đầu đũa gắp ít ớt tương hoặc ớt ruốc, nhúng vào tô bún, ớt sẽ từ từ tỏa bung ra như hoa nở trên mặt nước bún và chất cay cũng thong thả lan tỏa quanh tô bún khiến thực khách, dù chưa ăn, cũng phải hít hà.
Nếu cảm thấy chưa “đã”, có thể cầm lên trái ớt xanh, căng mọng cắn một miếng, sẽ biết thế nào là cái “hiền” của Huế, cái hiền đằm thắm, nhẫn nhịn đó khiến bao tao nhân mặc khách phải giọt ngắn giọt dài.
( Theo Báo Tổ Quốc – Huế xưa và nay)
  • Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của mỗi văn bản đã cho?

Bài tập 3: Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản dưới đây và nêu tác dụng của phương thức biểu đạt đó?

“Cây lúa thuộc loại thân thảo, thân cây lúa tròn, có chiều rộng khoảng 2-3 cm, chiều cao khoảng 70-80 cm và được chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường phía trong là rỗng còn lúc nào đến phần mắt thì phía trong nó mới đặc.
Lá cây lúa thường có phiến dài, mỏng, chiều rộng khá bé, bao quanh thân, mặt lá rất nhám có gân lá chạy song song. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển mà lá cây lúa sẽ có màu sắc khác nhau.
(đọc tiếp)
Lúc nào cây lúa sắp chín sẽ thì nó sẽ ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không quá dài, dạng chùm, bám chặt vào bùn để giữ cho thân cây lúa thẳng. Không bị ngã đồng thời hút chất dinh dưỡng từ lòng đất để nuối cây.
Hoa cây lúa cũng chính là hạt lúa sau này, hoa lúa không có cánh hoa. Chỉ có các vảy nhỏ bao bọc lấy nhụy ở phía trong.
(đọc tiếp)
Lúc những bông hoa lúa nở, đầu nhụy sẽ lộ ra ngoài và có một chùm lông để quét phấn hoa.
Hoa của cây lúa rất đặc biệt vì nó tự thụ phấn rồi dần dần biến thành hạt lúa sau này. Chất tinh bột nằm trong hạt lúa thơm ngon lâu dần sẽ khô đặc lại ở phía trong . Và biến thành những hạt lúa chín vàng, đẹp mắt.”
(Theo vieclam123.vn)

Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 dòng trong đó có sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh?.

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN