ĐỌC – HIỂU THEO CẤU TRÚC MỚI. Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi TS10.
Đề số 1: Đọc – hiểu đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến cầu 4:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đên hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
– Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời: Họ hoàn toàn có thể.
– Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
– Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên: bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
– Một bình hoa.
– Phải, trong hoàn cảnh khổn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chi cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thăm. Thái độ tích cực chính là dòng suổi mát lành và ánh sáng hy vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sả:g tạo cuộc sống,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr, 136)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong câu chuyện trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa hai người Mỹ?
Câu 3: (1 điểm) Xét theo mục đích nói, câu “Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?” thuộc kiểu câu nào?
Câu 4: (1 điểm) Hình ảnh bình hoa nơi ngục tối trong câu chuyện này có ý nghĩa gì?
Đề số 2: Đọc – hiểu bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
NHỚ BÁC
(Huỳnh Văn Nghệ)
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
(nhandan.com.vn,14/11/2014)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: (0.5 điểm) Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?
Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
Câu 4: (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?
Đề số 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải nở […]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở.
Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may…. Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.”
(Trích Về quê vải, Thu Hà, góc xanh khoảng trời)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhân vật tôi trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải” để làm gì?
Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết, trong số đó từ nào là từ tượng thanh?
Câu 3: (1 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng”
Câu 4: (1 điểm) Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?
Đề số 4: Đọc – hiểu đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ “Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán
– Đó là bàn tay của bác nông dân.
Một em khác cự lại
- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật….
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu :
- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!.
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương)
Câu 1: (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?
Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?
Câu 3: (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4: (1.0 điểm) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.
Đề số 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN
Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:
Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.
(Nguồn: ttp://songtrongtinhyeu.blogspot.com)
Câu 1: (0.5 điểm) Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản?
Câu 2: (0.5 điểm) Bà giáo nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên vào hoàn cảnh nào?
Câu 3: (1.0 điểm) Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu văn “Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.”
Câu 4: (1.0 điểm) Thông điệp của văn bản trên là gì?