BÀI TẬP LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ. Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi THPTQG.

  • Xem video livetream bài giảng lý thuyết LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
  • Hy vọng qua những bài dạy của cô, sẽ giúp các em có thể luyện thi tốt. Nếu các bạn có những thắc mắc hay muốn hiểu sâu hơn về phần này hãy comment ở trang Fan Page của trường hay trong Youtube nhé. Cô sẽ đồng hành cùng các bạn cho tới khi các bạn tham dự kỳ thi tốt nghiệp tới.

Sau khi xem bài giảng, các em lập dàn ý cho đề bài sau:

  • Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Robert T. Kiyosaki: “Người chiến thắng không sợ thất bại. Nhưng kẻ thua cuộc lại luôn lo sợ điều đó. Thất bại là một phần của quá trình thành công. Những người cố gắng tránh thất bại thì cũng đồng nghĩa với việc làm mất cơ hội thành công”.

Nhắc lại cách làm môt bài văn nghị luận.

Bước 1: Giải thích từ ngữ trọng tâm: Khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có),… Giải thích ý nghĩa tổng quát có trong câu nói, nhận định, câu chuyện mà đề bài nêu lên

Bước 2: Lần lượt bàn luận, phân tích các mặt đúng của vấn đề cần nghị luận. Học sinh nên đi từ những biểu hiện, tác dụng hoặc hiệu quả, tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lí, sau đó nêu lên những dẫn chứng minh họa xác đáng. Nếu là bài văn nghị luận bác bỏ thì học sinh cũng lần lượt bàn luận, phân tích, phê phán các mặt trái của vấn đề, sau đó chỉ ra những thực trạng, tác hại và hậu quả của vấn đề đó đến các mặt của đời sống hay con người,…

Bước 3: Mở rộng vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích, chứng minh. Mở rộng bằng cách đào sâu vào vấn đề đang phân tích, những khía cạnh liên quan. Hoặc mở rộng bằng cách lật ngược lại vấn đề, đặt những giả thiết đối lập để đem lại một góc nhìn khác cho vấn đề cần nghị luận.

Bước 4: Bước cuối cùng, học sinh phải rút ra bài học cho bản thân. Đặc biệt, học sinh phải thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân của chính mình: nếu là những biểu hiện tốt thì nêu rõ sự ngợi ca, suy tôn. Còn nếu là những biểu hiện xấu thì phải cực lực lên ác, bác bỏ, phê phán.

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN