BÀI TẬP ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU

ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU. Ngoài phần lý thuyết, nhà trường sẽ kèm theo những bài tập để củng cố kiến thức cho các em tự tin bước vào kỳ thi THPTQG.

Đọc hai văn bản sau và xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi văn bản?

Văn bản 1

Tia nắng đầu tiên xuất hiện trên cành lá như một đồng tiền vàng nhỏ xinh mà ông mặt trời vô tình đánh rơi xuống nhân gian. Sau tia nắng ây là vô số những tia nắng khác cũng thay nhau chiếu xuống đánh thức khu vườn cùng những sinh vật còn đang say ngủ. Cây cối trong vườn như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài mà vươn mình đón những tia nắng đầu tiên của vầng thái dương ấm áp. Trên những cánh hoa e ấp vẫn còn đọng lại một vài hạt sương đêm. Được ánh nắng mặt trời chiếu vào chúng lại cành lấp lánh và long lanh như những viên ngọc quý.

(Đọc tiếp)

Trong vòm lá xanh um, những chú chim sâu, chim chích bông đã trở mình bừng tỉnh bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của một ngày mới. Trong khi chim sơn ca lại bắt đầu ca lên bản nhạc đón chào một ngày mới bắt đầu. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, những cây xanh lại vươn mình đón làn gió ban mai mát mẻ. Cùng nhau tập bài thể dục chào buổi sáng. Không khí bây giờ thật ồn ào và sôi động bởi vô số âm thanh khác nhau từ các loài chim, có cả tiếng ve sầu kêu báo hiệu hè về. Không gian trong vườn tràn ngập hương thơm của hoa, của lá. Có cả hương thơm của đám cỏ dại cùng mùi thân cây tạo ra một thứ mùi nồng nồng ngai ngái mang đậm bản sắc thôn quê.

Văn bản 2

Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Trong phong trào thơ Mới mỗi nhà thơ lại mang đến cho người đọc những giọng riêng. Một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Và đến với Vội Vàng cái thiết tha rạo rực ấy đã hiện lên rất rõ.

(Đọc tiếp)

Bài thơ được đưa theo mạch cảm xúc và mạch lập luận triết lí của Xuân Diệu. Trước hết ông muốn tắt nắng buộc gió để cái đẹp luôn thắm sắc đẹp hương. Bởi cuộc sống nơi trần thế mới thanh tân, trẻ trung và tràn đầy sức sống làm sao. Chính vì cuộc sống đẹp như vậy, nhưng thời gian lại một đi không trở lại. Và tuổi xuân của con người không thắm lại hai lần. Nên phải sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng và tận hiến với cuộc đời. Đó chính là mạch lập luận cách chẽ mà qua mỗi khổ thơ Xuân Diệu giục giã và khơi lên cho người đọc.

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN