BÀI TẬP CON LẮC ĐƠN

Con lắc đơn: Gồm một sợi dây không giãn khối lượng không đáng kể, một đầu gắn cố định, đầu còn lại treo vật nặng có kích thước không đáng kể.

Cô Nguyễn Thị Ái Cẩm - Bài giảng Con lắc đơn

Cô Nguyễn Thị Ái Cẩm – Bài giảng Con lắc đơn

Vận dụng lý thuyết trên các em hãy giải những bài tập  sau đây:

Câu1: (ĐH – 2009): Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là:

A.0,125 kg                                                                                      B. 0,750 kg
C.0,500 kg                                                                                      D. 0,250 kg

Câu 2: Tại một nơi trên mặt đất có g = 9,8m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 0,9s, chiều dài của con lắc là

A. 480cm                                                                                     B. 38cmC.
C. 16cm                                                                                        D. 20cm

Câu 3(CĐ 2009)Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng:

A. 6,8.10-3 J.                    B. 3,8.10-3 J.                           C. 5,8.10-3 J.                                  D. 4,8.10-3 J.

Câu 4: Bài tập con lắc đơn(ĐH – 2008): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 5(CĐ 2013-CB): Tại nơi có gia tốc trọng trường, một con lắc đơn có chiều dài  dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5 thì con lắc dao động với chu kì là
A. 1,42 s.                           B. 2,00 s.                                       C. 3,14 s.                             D. 0,71 s.

Câu 6 (CĐ 2013): Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2 , được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0 s và 1,8 s. Tỷ số l1/l2 bằng: 

A.0,81.                              B. 1,11.                                           C. 1,23.                                 D. 0,90.

Câu 7 (ĐH 2014): Con lắc có khối lượng 100g, vật có điện tích q, dao động ở nơi có g = 10 m/s2 thì chu kỳ dao động là T. Khi có thêm điện trường  hướng thẳng đứng thì con lắc chịu thêm tác dụng của lực điện  không đổi, hướng từ trên xuống và chu kỳ dao động giảm đi 75%. Độ lớn của lực  là:

A. 15 N                             B. 20 N                                              C. 10 N                                       D. 5 N

Câu  8:Một con lắc chiều dài dây treo , vật nặng cú m. Kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng 1 góc = 600 rồi thả không vận tốc đầu (bỏ qua ma sát). Hãy xác định tỉ số của lực căng cực đại và cực tiểu của dây treo?

A.2                                    B. 3                                                      C. 4                                              D. 6

Câu  9 :Một con lắc khối lượng 0,1kg treo vào dây nhẹ dài 1m .kéo con lắc đến vị trí A sao cho dây nghiêng 300 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ .g= 10m/s2. Lực căng dây cực đại bằng:

A.0,85N                             B.1,243N                                            C.1,27N                  D không đủ dữ kiện

Thông tin đăng ký nhập học Trường Ngọc Viễn Đông

“NGỌC VIỄN ĐÔNG - MỖI HỌC SINH MỘT VIÊN NGỌC”

CÁC TIN LIÊN QUAN